Các loại van an toàn phổ biến nhất hiện nay – Cách lựa chọn và sử dụng hiệu quả
Van an toàn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống đường ống, bồn chứa khỏi nguy cơ nổ vỡ do quá áp. Bài viết này, Phụ Kiện Ống Inox sẽ giới thiệu các loại van an toàn phổ biến nhất hiện nay cùng với hướng dẫn cách lựa chọn và sử dụng hiệu quả để tối ưu hiệu quả hoạt động và kéo dài tuổi thọ cho hệ thống.
Van an toàn là gì? Chức năng của van an toàn
Van an toàn là một thiết bị tự động dùng để xả bớt lưu chất (chất lỏng hoặc khí) ra ngoài môi trường khi áp suất trong hệ thống đường ống hoặc bồn chứa vượt quá mức cho phép.
Trong hệ thống đường ống, tình trạng quá áp suất luôn có thể xảy ra và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Quá áp có thể dẫn đến nổ, vỡ đường ống, bồn chứa, gây nguy hiểm cho người và tài sản xung quanh. Van an toàn giúp ngăn ngừa tình trạng này bằng cách xả bớt áp suất trước khi nó đạt đến mức nguy hiểm.
Với vai trò quan trọng trên, van an toàn được sử dụng ở hầu hết các hệ thống đường ống trong các ngành công nghiệp, lĩnh vực khác nhau:
- Ngành công nghiệp năng lượng
- Ngành công nghiệp hóa chất
- Ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống
- Ngành công nghiệp xây dựng
- Ngành công nghiệp hàng không.

Các loại van an toàn hiện nay
Phân loại theo cách thức hoạt động
Các kiểu van an toàn được thiết kế để sử dụng cho môi chất lỏng hoặc khí được quy định theo tiết 3.1.1 tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7915-1:2009 (ISO 4126-1: 2004) về Thiết bị an toàn chống quá áp – Phần 1 – Van an toàn như sau:
- Van an toàn được tác động trực tiếp (direct loaded safety valve): Loại van này hoạt động trực tiếp bằng áp lực của lưu chất trong hệ thống. Khi áp suất đạt đến giá trị cài đặt, van sẽ tự động mở ra để xả bớt lưu chất. Thiết kế dưới đĩa van chỉ được đối trọng bởi 1 cơ cấu chất tải trực tiếp kiểu cơ khí như 1 lò xò, 1 tải trọng hoặc đòn bẩy và tải trọng.
- Van an toàn hoạt động gián tiếp: hay còn gọi là van có van điều khiển (pilot operated safety valve): Van an toàn mà sự vận hành của nó được kích hoạt và điều khiển bởi môi chất được xả ra từ một van điều khiển hoặc nguồn năng lượng bên ngoài như khí nén, điện hoặc lò xo để mở van khi áp suất đạt đến giá trị cài đặt.
- Van an toàn có trợ lực (assisted safety valve): Van an toàn có thể được nâng lên ở một áp suất thấp hơn áp suất đã chỉnh đặt bằng cơ cấu trợ lực.
- Van an toàn được tác động bổ sung (supplementary loaded safety valve): sử dụng một lực bổ sung để tăng lực giữ đĩa van tới khi áp suất tại đường vào của van an toàn đạt tới áp suất được chỉnh đặt.

Phân loại theo môi trường sử dụng
- Van an toàn nước: Loại van này được sử dụng cho hệ thống lưu chất là chất lỏng như nước sạch, các loại hóa chất dạng lỏng,…
- Van an toàn hơi nóng: Loại van này được sử dụng cho các hệ thống nồi hơi, hệ thống sản xuất hơi nóng,…
- Van an toàn khí nén: Loại van này được sử dụng cho các hệ thống khí nén, hệ thống nén khí,…

Các loại van an toàn phân loại theo chất liệu
- Van an toàn gang: Giá thành rẻ nhất trong các loại van an toàn nhưng không được sử dụng phổ biến do trọng lượng khá nặng và dễ bị gỉ sét, chống ăn mòn kém. Ứng dụng hợp nhất ở hệ thống nước thải, hệ thống sưởi ấm, ngành công nghiệp xây dựng
- Van an toàn đồng: có giá thành rẻ chịu được áp lực cao. Tuy nhiên không chịu được môi trường axit, kiềm và muối và dễ bị oxy hóa trong môi trường ẩm ướt.
- Van an toàn inox: tuổi thọ cao, khả năng chống ăn mòn cao trong nhiều môi trường khác nhau, bao gồm axit, kiềm, muối do đó cũng sử dụng nhiều nhất.
- Van an toàn thép: Chịu được áp lực và nhiệt độ cao nhất trong các loại van an toàn, chống ăn mòn tốt trong một số môi trường nhất định (hệ thống nồi hơi, nhà máy điện, công nghiệp hóa chất, đóng tàu,…).

Phân loại các loại van an toàn theo kiểu lắp đặt
- Van an toàn tay giật (van an toàn có tay gạt) được thiết kế với thêm bộ phận tay gạt thủ công. Bộ phận tay gạt này cho phép người sử dụng mở van để xả áp suất bất cứ khi nào cần thiết, ngay cả khi áp suất trong hệ thống chưa đạt đến mức cài đặt. Được sử dụng phổ biến nhất trong các hệ thống cấp thoát nước, đường ống dẫn, hệ thống sản xuất khí nén, hơi nước,…
- Van an toàn lắp ren: Loại van này được lắp đặt bằng cách vặn ren vào đường ống. Phổ biến trong các hệ thống đường ống có kích thước nhỏ (từ DN15 – DN50).
- Van an toàn lắp bích: van được lắp đặt bằng cách bắt bulong vào bích của đường ống. Ưu điểm là chịu được áp suất lớn, nhiệt độ cao và làm việc ổn định trong nhiều môi trường lưu chất. Sử dụng chủ yếu cho các hệ thống, đường ống có kích thước vừa và lớn (từ DN25 – DN125).

Lưu ý khi lựa chọn và sử dụng van an toàn
Để tìm mua được sản phẩm phù hợp bạn cần tìm hiểu kỹ về về các loại van an toàn cũng như nắm được các yêu cầu của hệ thống đường ống. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng cần ghi nhớ:
Kích thước: Van hoạt động hiệu quả nhất khi có kích thước phù hợp với cỡ size hệ thống đường ống. Việc lựa chọn van đúng kích cỡ sẽ đảm bảo lưu lượng xả áp suất phù hợp, tránh lãng phí năng lượng và bảo vệ hệ thống khỏi hư hại.
Vị trí lắp đặt: Van an toàn cần được lắp đặt theo đúng hướng dẫn trong catalogue sản phẩm và tuân thủ quy định của nhà sản xuất. Việc lựa chọn vị trí lắp đặt phù hợp sẽ đảm bảo van hoạt động chính xác, hiệu quả và an toàn.
Điều kiện môi trường: Van cần đáp ứng được thông số về nhiệt độ và áp suất hoạt động để đảm bảo hiệu suất tối ưu. Lựa chọn van phù hợp với điều kiện môi trường sẽ giúp kéo dài tuổi thọ van và bảo vệ hệ thống khỏi các tác nhân gây hại.
Bảo trì, bảo dưỡng: Việc thực hiện bảo trì, bảo dưỡng định kỳ cho van (khuyến nghị 3 – 6 tháng/lần) là vô cùng quan trọng. Bảo trì, bảo dưỡng giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn, điều chỉnh van kịp thời để đảm bảo van hoạt động hiệu quả và an toàn.

Bài viết trên đây đã giới thiệu về các loại van an toàn phổ biến nhất hiện nay kèm theo hướng dẫn lựa chọn thiết bị sao cho phù hợp. Hy vọng đã giúp quý khách hàng có thêm những thông tin hữu ích cho quá trình sử dụng. Cần thêm thông tin khách hàng có thể Liên Hệ Ngay Hotline: 0914.402.547