Tìm hiểu cấu tạo của van điều khiển khí nén là gì?

Tìm hiểu cấu tạo của van điều khiển khí nén là gì?

Bạn muốn tìm hiểu cấu tạo của van điều khiển khí nén là gì? Và nguyên lý hoạt động của van điều khiển khí nén như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây, Cơ khí Toàn Á sẽ giúp các bạn giải đáp chi tiết những thắc mắc này!

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về cấu tạo van điều khiển khí nén và nguyên lý hoạt động cho các bạn tham khảo nhé!

Cấu tạo van điều khiển khí nén là gì? 

Van điều khiển khí nén được chia ra làm 3 bộ phận chính đó là: bộ truyền động khí nén, van cơ học và bộ định vị điều tiết khí nén. Ngoài ra van còn nhiều bộ phận khác như: công tắc giới hạn, bộ định vị điều tiết khí nén, van điện từ…

Cấu tạo van điều khiển khí nén
Cấu tạo van điều khiển khí nén

Van cơ học 

Van cơ học có thể bao gồm các dạng như: van bướm, van cầu, van bi, van xiên, van cổng…Cấu tạo của phần van cơ học bao gồm bao gồm các linh kiện chính sau đây: 

  • Thân van được làm từ vật liệu như: inox, đồng hay gang…Tuỳ thuộc vào môi trường làm việc mà các bạn sẽ lựa chọn loại van có vật liệu chế tạo phù hợp. 
  • Phần đĩa van và bi van đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với dòng chảy. Nó sẽ được chế tạo bằng loại vật liệu phù hợp với dòng vật liệu của thân van. 
  • Trục van được nối trưc tiếp với bộ khí nén – đĩa van và bi van giúp chuyền lực từ bộ điều khiển xuống để đóng mở dòng lưu chất. 
  • Gioăng làm kín đây là bộ phận được chế tạo từ cao su cao cấp giúp cho van giữ được độ kín khít cao khi ở trạng thái đóng và ngăn chặn tình trạng rò rỉ lưu chất. 

Bộ điều khiển khí nén

Bộ điều khiển khí nén bao gồm các linh kiện chính sau đây: 

  • Phần thân bộ điều khiển 
  • Piston của van 
  • Thanh răng và các bánh răng chuyền lực. 
  • Lò xo 2 đầu chỉ có trong dạng tác động đơn mới có. 

Bộ định vị điều tiết khí nén 

Đây là món phụ kiện không thể thiếu trong vòng van điều khiển khí nén tuyến tính. Thiết bị này sẽ nhận tín hiệu điều khiển ở mức 4-10mhA và nguồn khí nén. Tác dụng của bộ phận này là giúp định vị lại vị trí của van. Sau đó nhận tín hiệu điều khiển và điều tiết lượng khí nén để điều khiển van mở đến vị trí mong muốn.

Nguyên lý hoạt động của van điều khiển khí nén

Van điều khiển khí nén có nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Khi khí được cấp vào trong xilanh, áp suất khí nén sẽ đẩy bít tông hoặc màng van lên. Lúc này, trục van sẽ được gắn với pít tông cũng được đẩy lên để van được mở và dòng lưu chất sẽ được chảy qua. 

Khi khí nén được ngừng cấp, lực đàn hồi của lò xo sẽ có tác dụng đẩy pít tông hoặc màng ngăn xuống. Đồng thời, phần trục van sẽ được kết nối với pít tông và van cũng được đẩy xuống theo. Van điều khiển lúc này sẽ được đóng hoàn toàn. 

Tuỳ vào thiết kế của từng loại van điều khiển khí nén mà phần lo xo có thể đặt ở phía trên màng hoặc bên dưới màng. Việc này sẽ giúp cho nguyên lý hoạt động của van bị thay đổi. Khi lò xo được đặt ở phía trên màng ngăn, việc cấp khí sẽ giúp cho van mở ra. Còn khi lò xo ở dưới màng ngăn thì việc cấp khí sẽ làm cho van đóng lại. 

Nguyên lý hoạt động của van điều khiển khí nén
Nguyên lý hoạt động của van điều khiển khí nén

Ưu và nhược điểm của van điều khiển khí nén

Nếu các bạn vẫn băn khoăn không biết có nên lựa chọn van điều khiển bằng khí nén hay không? Hãy tham khảo ngay mục dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích ưu và nhược điểm của sản phẩm cho các bạn tham khảo: 

Ưu điểm

  • Tốc độ đóng mở van điều khiển khí nén rất nhanh chỉ từ 1-2S, nhanh hơn rất nhiều so van điện từ.
  • Sử dụng van điều khiển khí nén cho kết quả chính xác và rút ngắn thời gian hoạt động chỉ từ 3 đến 10 giây cho một hành trình.
  • Van điều khiển sử dụng áp lực khí nén có độ an toàn cao giúp người sử dụng phòng chống cháy nổ rất tốt.
  • Chi phí đầu tư mua van điều khiển khí nén thấp hơn so với van điều khiển điện rất nhiều. 
  • Dễ dàng thay thế, sửa chữa và bảo dưỡng.

Nhược điểm

  • Áp lực sinh ra do bộ truyền động khí nén phụ thuộc vào áp suất khí nén của nguồn khí. Nếu lực sinh ra nhỏ sẽ hạn chế áp suất của máy nén khí khiến cho tốc độ đóng/mở của van sẽ chậm hơn.
  • Khí nén bị thải ra môi trường vừa lãng phí mà lại gây nên ô nhiễm môi trường.
  • Nếu như van điều khiển khí nén ở xa nguồn cấp khí cũng sẽ gây nên nhiều bất lợi trong quá trình hoạt động. Khoảng cách xa làm giảm áp suất khí nén đưa đến bộ truyền động.
  • So với van điều khiển điện thì kích thước của van điều khiển khí nén lớn hơn. Kích thước bộ truyền động khí cồng kềnh hơn và cần sử dụng thêm nhiều thiết bị phụ trợ hơn.
  • Kỹ thuật viên muốn sử dụng van điều khiển khí nén yêu cầu độ chính xác cao nên đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và kỹ năng. 

Trên đây, chúng tôi đã giúp các bạn tìm hiểu cấu tạo của van điều khiển khí nén là gì? Dựa theo nguyên lý hoạt động của van điều khiển khí nén, chúng ta thấy đây là thiết bị có nhiều ưu điểm vượt trội thích hợp sử dụng trong nhiều ngành sản xuất khác nhau. Nếu các bạn muốn tham khảo các sản phẩm van điều khiển khí nén chất lượng. Hãy liên hệ ngay với Cơ khí Toàn Á để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé! 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline Zalo Map