Van bướm là một trong những thiết bị được sử dụng nhiều trong các hệ thống đường ống. Để thiết bị này có thể hoạt động ổn định thì quá trình lắp đặt rất quan trọng. Tham khảo ngay bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn lắp đặt van bướm đúng cách đảm bảo an toàn nhé!

Vai trò của van bướm trong hệ thống đường ống
Van bướm cũng giống như các dòng van công nghiệp khác thường được lắp đặt trực tiếp vào đường ống vận chuyển lưu chất. Sản phẩm đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống đường ống. Cụ thể:
- Hỗ trợ điều khiển lưu lượng dòng chảy cho phép đưa dòng chảy thông qua hệ thống đường ống bằng cách đóng/mở đĩa van. Nó còn có thể kiểm soát và điều chỉnh lưu lượng dòng chảy theo yêu cầu đáp ứng khả năng vận hành của hệ thống.
- Ngăn chặn dòng chảy ngược lại đảm bảo rằng lưu chất sẽ sẽ không bị chảy ngược lại gây hư hại các thiết bị hay hệ thống khác trong đường ống.
- Van bướm có chức năng cắt mở nhanh chóng giúp cho thợ kỹ thuật có thể thực hiện các biện pháp bảo trì và bảo dưỡng nhanh chóng.
- Người ta còn sử dụng van bướm để giảm áp lực cho hệ thống đường ống bằng cách điều chỉnh đĩa van. Áp lực dòng chảy được giảm xuống để bảo vệ các thiết bị khác trong hệ thống an toàn.
- Một ứng dụng quan trọng khác của van bướm đó chính là tiết kiệm năng lượng tối đa, điều chỉnh được lưu lượng dòng chảy theo nhu cầu. Giảm tối đa năng lượng tiêu thụ và tối ưu hiệu suất của đường ống.

Cấu tạo của van bướm
Trước khi tìm hiểu cách lắp đặt van bướm, các bạn cần tìm hiểu xem sản phẩm này có cấu tạo bao gồm các bộ phận chính như sau:
- Phần thân van được làm từ các vật liệu có độ bền cơ học cao như: inox, gang, nhựa…
- Phần trục van đây là trục xoay được lắp vào thân van và kết nối với đĩa van.
- Phần tay gạt quay là phần nằm bên ngoài thân van và được sử dụng để xoay trục van.
- Đĩa van hay còn gọi là cánh van. Khi đĩa van mở sẽ tạo ra lối đi cho lưu chất thông qua hệ thống.
- Gioăng làm kín sẽ được sử dụng để bảo vệ không cho lưu chất bị rò rỉ ra xung quanh.

>> Các Sản Phẩm Van
Hướng dẫn các bước lắp đặt van bướm đúng kỹ thuật
Dựa trên cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bướm, chúng ta có quy trình thực hiện lắp đặt van bướm gồm các bước như sau:
Bước 1: Bạn phải đặt van bướm vào giữa hai mặt bích của đường ống nước. Lưu ý, bạn phải đặt van làm sao cho các lỗ bu lông và mặt bích trùng khớp với các lỗ tròn định vị của thân van bướm.
Bước 2: Sau đó, bạn đưa các đai ốc vào lỗ mặt bích để có thể liên kết mặt bích với van. Từ đó, bạn điều chỉnh gioăng cao su sao cho khớp với mặt bích và các lỗ bu lông sau đó nhớ siết chặt các bu lông.
Bước 3: Đối với các loại van bướm kim loại nối ống kim loại, bạn cần hàn điểm. Đối với các trường hợp van nhựa nối với ống nhựa hãy thực hiện dán điểm keo mặt bích với đường ống. Ở bước này, các bạn nên sử dụng phương pháp hàn điểm để không gây nóng và dẫn đến tình trạng làm hỏng van.
Bước 4: Sau khi các bạn đã hàn đủ điểm để cố định mặt bích với ống thì nên tiến hành tháo van ra khỏi đường ống. Phương pháp hàn điểm sẽ được thực hiện trên toàn chu vi của đường ống và đảm bảo độ chắc chắn, hạn chế làm xê dịch mặt bích và đường ống một cách tối đa.
Bước 5: Tiếp theo, bạn cần hàn cố định hai mặt bích vào đầu đường ống 1 cách thật cẩn thận. Điều này sẽ giúp bạn tránh để lưu chất rò rỉ qua mối hàn trong quá trình vận hành.
Bước 6: Bạn hãy thực hiện lại bước 1 & bước 2 sau khi hai mặt bích hàn đã nguội hẳn. Tiếp theo, bạn hãy tiến hành lắp ghép van bướm vào sao cho chính xác. Lưu ý, điều chỉnh van sao cho việc vận hành với quay tay hoặc tay gạt sẽ thuận tiện nhất.
Bước 7: Bạn tiến hành căn chỉnh lại vị trí của van cho đều với các vị trí của bu lông. Sau đó, bạn hãy xỏ tất cả bu lông và đai ốc vào, hãy đảm bảo rằng không có vị trí nào không thể lắp đặt. Ở bước này bạn chỉ siết nhẹ không nên siết chặt.
Bước 8: Tiến hành test thử mở van hoàn toàn để xem đĩa van có thể đóng/mở một cách tự do không? Tránh trường hợp van bị kẹt vào đường ống. Đồng thời, các bạn cần đảm bảo tay quay, tay gạt có thể thao tác một cách thuận tiện và dễ dàng.
Bước 9: Bạn hãy siết chặt các bu lông ở toàn bộ 2 mặt bích cho đến khi van được cố định trên đường ống một cách chắc chắn nhất.
Bước 10: Bạn cần kiểm tra lại tất cả các mối nối, bu lông, đai ốc xem đã được siết chặt chưa. Sau đó kiểm tra xem việc đóng/mở van có dễ dàng không hay có gặp khó khăn gì hay không. Cuối cùng, bạn đã hoàn thành quy trình lắp đặt van bướm.
Tạm kết:
Trên đây, Cơ khí Toàn Á đã hướng dẫn lắp đặt van bướm đúng cách cho các bạn tham khảo. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho các bạn những kinh nghiệm hữu ích trong việc lựa chọn và lắp đặt van bướm đúng cách. Nếu quý khách hàng còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến việc sử dụng van bướm. Hãy liên hệ ngay tới số hotline: 0914 402 547 để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ ngay nhé!